9 tháng tuổi là giai đoạn bé phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ và cảm xúc. Đây cũng giai đoạn mà nhu cầu dinh dưỡng có nhiều thay đổi. Vậy nên chế độ ăn của bé cũng cần có những thay đổi để phù hợp. Mẹ hãy tìm hiểu về thực đơn ăn dặm tự chỉ huy bé 9 tháng tuổi trong bài viết dưới đây.
Mục lục:
1. Ăn dặm tự chỉ huy là gì? Bé 9 tháng tuổi áp dụng phương pháp này được chưa?
Ăn dặm tự chỉ huy hay còn gọi là ăn dặm BLW. Thay vì nghiền nhỏ hoặc xay nhuyễn thức ăn thì mẹ chỉ cần cắt nhỏ vừa ăn để bé tự cầm hoặc xúc ăn. Phương pháp này sẽ giúp bé tự quyết định nhịp độ, thức ăn ăn dặm của mình.
Phương pháp này được các bà mẹ phương Tây áp dụng rất phổ biến. Hiện nay, nhiều mẹ Việt Nam đã học tập phương pháp này và áp dụng thành công cho con mình.
Khi bé 9 tháng tuổi, mẹ có thể yên tâm áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy này cho con. Bởi lúc này bé đã có thể tự ngồi vững, có thể cầm nắm đồ vật. Ruột của bé cũng đã phát triển, tiết các enzym tiêu hóa cần thiết để hấp thụ thức ăn rắn. Không chỉ vậy, khi này nhu cầu dinh dưỡng, năng lượng cho các hoạt động của bé đã tăng lên rất nhiều mà chỉ sữa không thì không thể đáp ứng được hết. Vậy nên, việc áp dụng thực đơn ăn dặm rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, nếu bé thuộc nhóm những trẻ đặc biệt như chậm phát triển, cơ thể yếu, mắc một số bệnh về đường tiêu hóa hoặc khó khăn trong việc nhai nuốt, cầm nắm thì mẹ nên cân nhắc bởi phương pháp này sẽ không còn phù hợp nữa.

2. Khám phá thực đơn ăn dặm tự chỉ huy bé 9 tháng
Dưới đây, chuyên gia dinh dưỡng Viện Nhi Trung ương chia sẻ đến các mẹ thực đơn ăn dặm tự chỉ huy bé 9 tháng cực ngon, cực bổ dưỡng, giúp bữa ăn của bé thêm phong phú và kích thích sự ham ăn của bé.
Thực đơn ngày thứ 1: Cơm nắm mix rong biển, cá hồi áp chảo, bí đỏ luộc, lê hấp đường phèn.
Thực đơn ngày thứ 2: Chả mực, khoai tây chiên, cơm nắm, quả su su luộc.
Thực đơn ngày thứ 3: Trứng hấp, rau củ luộc, cháo yến mạch thịt bò bằm.
Thực đơn ngày thứ 4: Cơm mix hạt diêm mạch, dưa chuột nộm, rau ngót nấu thịt băm.
Thực đơn ngày thứ 5: Cơm cuộn rong biển, su su luộc, kiwi chín.
Thực đơn ngày thứ 6: Cơm nắm, đậu que luộc, tôm hấp.
Thực đơn ngày thứ 7: Cá hồi áp chảo măng tây, bắp ngô luộc, thanh long đỏ tráng miệng.
Thực đơn ngày thứ 8: Bắp cải cuộn thịt, cơm nắm, gan gà xào mướp.
Thực đơn ngày thứ 9: Ếch xào hành tây, cơm nắm, dâu tây.
Thực đơn ngày thứ 10: Mỳ Ý, gà viên mộc nhĩ chiên, 2 quả kiwi.

Trên đây là chi tiết 10 thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho các mẹ tham khảo và áp dụng cho bữa ăn của bé con, giúp bữa ăn mỗi ngày của bé thêm phong phú. Đồng thời, thực đơn này sẽ giúp mỗi bữa ăn của con không còn là “trận chiến” của mẹ!
3. Những lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm tự chỉ huy bé 9 tháng tuổi
Để quá trình ăn dặm tự chỉ huy của con được hiệu quả nhất, bố mẹ cần lưu ý những điều sau khi chế biến thức ăn cho bé.
3.1. Kích thước của thức ăn cho bé
Hãy đảm bảo kích thước của thức ăn đủ nhỏ nhưng không bị nát hay quá nhuyễn để bé có thể tự cầm ăn. Bố mẹ hãy giúp bé bỏ hạt của những loại quả có thể khiến bé bị hóc: hạt nho, hạt anh đào, hột quả vải, nhãn,… Một số loại quả cứng như táo, lê, ổi,… bố mẹ cũng hãy cắt thật nhỏ để tránh cho bé bị hóc, không nhai được.
Đã có không ít trường hợp bé bị hóc hạt gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy nên, bố mẹ hãy luôn để mắt đến con suốt quá trình ăn.
3.2. Cách chế biến phù hợp
Mẹ có thể chế biến đa dạng các món ăn để phù hợp với khẩu vị của bé mà vẫn giữ nguyên được các chất dinh dưỡng. Các món hấp, luộc là giải pháp tốt nhất. Ngoài ra mẹ cũng có thế chế biến các món rán với một ít dầu mỡ.
3.3. Gia vị – Điều cần lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bé
Gia vị là yếu tố vô cùng quan trọng để tạo nên hương vị của các món ăn nhằm kích thích vị giác của trẻ. Đồng thời, gia vị cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ hệ tiêu hoá của bé. Với thực đơn ăn dặm tự chỉ huy bé 9 tháng tuổi, mẹ không nên sử các dụng nhiều gia vị như: bột canh, bột nêm, nước mắm, nước tương, dầu hào để bảo vệ thận của bé.

Xây dựng thực đơn ăn dặm tự chỉ huy bé 9 tháng tuổi là cần thiết. Cho bé ăn dặm tự chỉ huy giúp mẹ tiết kiệm được rất nhiều thời gian nấu nướng vì trẻ cũng có thể ăn như các thành viên các trong gia đình. Đồng thời giúp giảm căng thẳng cho mẹ và bé trong mỗi bữa ăn.