Chữa bệnh giang mai như thế nào?

Chữa bệnh giang mai như thế nào?5.0 out of
5
based on
3 votes

Tuy bệnh giang mai là bệnh nguy hiểm nhưng nhưng có thể điều trị khỏi được nếu bệnh được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị thích hợp – làm theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.

 

Dấu hiệu của giang mai

Giang mai thời kỳ thứ nhất

Các thương tổn thường xuất hiện sau khoảng 3-4 tuần bị lây.

Đặc trưng của thời kỳ này là săng (Chancre) giang mai với các biểu hiện:

– Là một vết chợt nông hình tròn hay bầu dục, không có gò nổi cao, màu đỏ thịt tươi và có nền cứng (vì vậy gọi là “săng cứng”).

– Vị trí của săng: Thường gặp nhất là niêm mạc sinh dục. Ở nữ giới hay gặp ở môi lớn, môi bé, mép âm hộ. Ở nam giới hay gặp ở qui đầu, miệng sáo, bìu, … Ngoài ra săng có thể gặp ở miệng, môi, lưỡi, …

– Hạch: Hạch vùng bẹn sưng to, thành chùm, trong đó có một hạch to nhất gọi là “hạch chúa”

Giang mai thời kỳ thứ 2

Thời kỳ này bắt đầu khoảng 6-8 tuần từ khi có săng với các biểu hiện lâm sàng sau đây:

– Đào ban: Các dát đỏ hồng rải rác ở thân mình.

– Mảng niêm mạc: Hay gặp nhất ở vùng hậu môn, sinh dục.

– Viêm hạch lan tỏa.

– Rụng tóc kiểu “rừng thưa”.

Giang mai thời kỳ thứ 3

Thời kỳ này bắt đầu vào năm thứ 3 của bệnh với các biểu hiện lâm sàng sau đây:

– “Gôm” giang mai ở da, cơ, xương.

– Thương tổn tim mạch (giang mai tim mạch).

– Thương tổn thần kinh gây bại liệt (giang mai thần kinh).

Có thể bạn quan tâm:

  • Bệnh giang mai là gì
  • Hình ảnh của bệnh giang mai
  • Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Phương pháp điều trị giang mai

– Giang mai giai đoạn mới chớm tuy không ảnh hưởng nhiều cho người bệnh nhưng tính lây truyền lại rất lớn. Trong thời kỳ cuối bệnh thì mức độ ảnh hưởng đến bệnh nhân là rất lớn, đặc biệt giang mai tâm huyết quản và giang mai, giang mai thần kinh, sẽ còn có vi rút lây nhiễm đến 15- 20 năm sau.Nếu như không chữa trị đúng cách giang mai giai đoạn đầu thì hậu quả sẽ cực kỳ nghiêm trọng. Ngoài ra những người bệnh ẩn náu vi rút giang mai, nếu không phát hiện điều trị sớm sẽ trở thành nguồn lây nhiễm chủ yếu cho người khác.

– Có bệnh là phải chữa, hai vợ chồng nếu một trong hai mắc bệnh thì người còn lại cũng phải đi kiểm tra xét nghiệm để điều trị kịp thời. Ví dụ nếu như chồng bị nhiễm bệnh, lại quan hệ tình dục với vợ, sẽ lây bệnh trực tiếp sang cho vợ. Mà tổn thương mà bệnh giang mai gây lại cho phụ nữ không phải chỉ ở ngoài âm hộ mà nó lan tận vào cổ tử cung, dễ dàng khiến người bệnh không phát hiện ra, lơ là và bỏ mất thời gian điều trị hiệu quả gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa nếu sau chồng chữa khỏi, nhưng vợ không điều trị thì vợ lại có thể gây truyền nhiễm cho chồng.

– Cần tiến hành kiểm tra định kỳ: đối với những người mắc bệnh dù thông qua những lần trị liệu đúng đắn vẫn phải duy trì việc kiểm tra định kỳ. Thông thường, sau khi sớm phát hiện và điều trị bệnh xong, năm đầu tiên, cứ ba tháng đi kiểm tra, xét nghiệm một lần, năm thứ hai, cứ 6 tháng kiểm tra một lần, năm thứ ba cuối năm kiểm tra một lần, nên tiến hành trong 3 năm để ngăn chặn triệt để bệnh tái phát lại.

Phương pháp phòng ngừa bệnh giang mai

Hiện nay vẫn chưa vác xin chủng ngừa có hiệu quả cho công tác phòng chống. Không nên quan hệ tình dục hay tiếp xúc vật lý trực tiếp với một người bị bệnh để tránh lây truyền bệnh giang mai, có thể sử dụng bao cao su đúng cách, tuy nhiên vẫn có thể không hoàn toàn an toàn. Giang mai không lây qua nhà vệ sinh, các hoạt động hàng ngày, bồn tắm, hay dụng cụ ăn uống hoặc quần áo.

Theo thống kê: có 12 triệu người nhiễm giang mai vào năm 1999 với hơn 90% trường hợp ở các nước đang phát triển. Nó ảnh hưởng từ 700.000 và 1.600.000 thai phụ mỗi năm dẫn đến xẩy thai tự nhiên, thai chết lưu, và giang mai bẩm sinh. Trong vùng Sahara ở châu Phi, giang mai góp phần làm tử vong khoảng 20% trẻ sơ sinh.

Trong thế giới phát triển, các ca nhiễm bệnh giang mai đã suy giảm cho đến năm 1980 và 1990 do sử dụng rộng rãi các thuốc kháng sinh. Từ năm 2000, tỷ lệ giang mai đã gia tăng tại Mỹ, Anh, Australia và châu Âu chủ yếu ở nam giới quan hệ tình dục với nam giới (đồng tính luyến ái) do thực hành tình dục không an toàn.

Tại Hoa Kỳ, nhân viên y tế báo cáo khoảng 32.000 người mắc bệnh giang mai trong năm 2002, phần lớn ở tuổi 20–39. Cao nhất ở nữ tuổi 20–24 và nam tuổi 35–39. Năm 2001 có 492 trẻ sơ sinh bị cha mẹ truyền bệnh giang mai, năm 2002 số này tụt xuống một chút – 412.

Nếu bạn cần tư vấn về bệnh hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo đường dây nóng: 01666 06 55 66 – “Thiên Tâm mang lại sức khỏe để bạn thêm yêu cuộc sống”.


  • Share This Post