Trứng vịt lộn từ lâu đã là món ăn dân gian rất được yêu thích. Có thể với nhiều người, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài thì trứng vịt lộn là món ăn kinh dị và không được chào đón. Nhưng với những người đã ăn quen thì sẽ biết được trứng vịt lộn ngon và bổ dưỡng như thế nào. Với các bà bầu nói riêng thì bà bầu ăn nhiều trứng vịt lộn có sao không?
Mục lục:
1. Lời khuyên cho bà bầu ăn nhiều trứng vịt lộn có sao không?
Từ xưa đã có một số quan niệm: Bà bầu ăn trứng vịt lộn sẽ sinh được con chân dài, nhiều tóc. Một số khác lại cho rằng: mẹ bầu ăn trứng vịt lộn trong quá trình mang thai khiến em bé bị rậm lông, ngứa ngáy, trẻ sinh ra dễ bị hen suyễn.
Các quan điểm này đều không dựa trên cơ sở khoa học thực tiễn. Hiện này, các nhà nghiên cứu chưa tìm ra mối liên hệ của trứng vịt lộn với các vấn đề trên của em bé. Các yếu tố về ngoại hình, sức khỏe của trẻ phụ thuộc nhiều vào gen di truyền của bố mẹ, và những chế độ nhưng dưỡng khác trong quá trình thai kỳ và nuôi dưỡng.

2. Khả năng cung cấp dinh dưỡng của trứng vịt lộn cho bà bầu
Trong một quả trứng vịt lộn có thể cung cấp 188 Kcal, 13.6g Protein, 12.4g Lipid, 212g Photpho, 82mg Canxi và 600mg Cholesterol. Ngoài ra, trứng vịt lộn còn chưa rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, B, C,… Khi ăn trứng vịt lộn, nên ăn cùng rau răm, gừng, vừa làm tăng sự ngon miệng, vừa mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể:
– Trứng vịt lộn có tác dụng trong việc tu âm, dưỡng huyết, ích trí, hỗ trợ sự phát triển của cơ thể.
– Rau răm giúp cơ thể trừ hàn, tiêu thực, ấm bụng, chữa đầy bụng khó tiêu,..
– Gừng giúp kích thích tiêu hóa, mạnh tim, giải độc thức ăn, hạn chế suy giảm tình dục,..
Với những lợi ích này, trứng vịt lộn được đánh giá là món ăn bổ dưỡng cho bà bầu.

3. Những điều bà bầu cần lưu ý khi ăn trứng vịt lộn
Dưới đây là một số lưu ý khi mẹ bầu ăn trứng vịt lộn để an toàn và hiệu quả nhất. Mẹ bầu nhất định không nên bỏ qua những thông tin quna trọng này.
3.1. Thời gian ăn phù hợp nhất
Mẹ bầu không nên ăn nhiều trứng vịt lộn vào những tháng đầu và cuối thai kỳ. Những tháng đầu thai kỳ, bé chưa cần tăng cân nhiều, việc ăn nhiều trứng vịt lộn có thể sẽ khiến mẹ bầu tăng cân nhanh. Không chỉ vậy, việc mẹ ăn nhiều trứng vịt lộn vào cuối thai kỳ còn khiến bé có nguy cơ thừa vitamin A. Đồng thời với lượng đạm có trong trứng nhiều, mẹ bầu nên ăn vào buổi sáng, không nên ăn vào buổi tối bởi nó có thể sẽ khiến mẹ bầu bị khó tiêu, đầy bụng.
3.2. Tần suất ăn trứng vịt lộn
Bà bầu ăn nhiều trứng vịt lộn có sao không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vì trứng vịt lộn chứa quá nhiều chất dinh dưỡng, nên sẽ không thích hợp để ăn hàng ngày. Để việc hấp thụ dinh dưỡng được hiệu quả, an toàn, mẹ bầu chỉ nên ăn 2 quả trứng vịt lộn 1 tuần và không ăn 2 quả cùng lúc.
3.3. Mẹ bầu không nên ăn kèm gia vị
Bình thường khi ăn trứng vịt lộn, mọi người sẽ ăn trứng kèm với rau răm và gừng. Tuy nhiên các mẹ bầu chú ý ăn thật ít rau răm hoặc không ăn rau răm. Bởi rau răm sẽ khiến tử cung co bóp mạnh dẫn đến việc thai nhi bị sinh non hoặc sảy thai.
Mẹ bầu cũng không nên ăn trứng vịt lộn với các gia vị nóng (tỏi, ớt,..) hoặc ăn kèm với nhiều muối, tiêu bởi nó có thể gây tình trạng nóng trong, đầy hơi, khó tiêu.
3.4. Một vài lưu ý khi chế biến trứng vịt lộn cho bà bầu
Khi chế biến các món ăn cho mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến cách chế biến làm sao để vẫn giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng, vừa phù hợp. Khi ăn trứng vịt lộn, mẹ bầu nên ăn trứng đã được luộc chín kỹ. Tránh bị khó tiêu, đau bụng, đi ngoài.
Một số mẹ bầu có sở thích ăn trứng vịt lộn hầm với ngải cứu. Tuy nhiên, trong thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế vì ăn nhiều ngải cứu trong 3 tháng đầu sẽ làm tăng nguy cơ ra máu, co bóp tử cung dẫn đến việc sảy thai hoặc sinh con non.
Thêm một lưu ý nữa cho mẹ bầu là không nên ăn trứng vịt lộn cùng với các thực phẩm giàu vitamin A như gan động vật. Bởi vốn trong trứng vịt lộn đã rất giàu vitamin A. Việc mẹ bổ sung thêm vitamin A trong bữa ăn sẽ khiến bé bị thừa vitamin A.
3.5. Mẹ bầu nào không nên ăn trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn rất giàu dinh dưỡng và tốt cho cơ thể nhưng không phải mẹ bầu nào cũng có thể sử dụng. Nếu mẹ bầu thị cao huyết áp, thừa cân, tiểu đường hay mắc các bệnh về tim mạch thì không nên ăn trứng vịt lộn bởi trong trứng vịt lộn chứa hàm lượng lớn cholesterol.

Trứng vịt lộn giàu dinh dưỡng nhưng cần phải được sử dụng một cách hợp lý để đạt hiệu quả nhất. Trên đây là lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng về việc bà bầu ăn nhiều trứng vịt lộn có sao không? Mong rằng qua bài viết này, các mẹ sẽ có được cho mình những cách sử dụng hợp lý để tự bảo vệ mình và bé.